image banner
NÂNG CAO CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Lượt xem: 53

Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, của cán bộ, công chức trong cơ quan về ý nghĩa, mục tiêu, tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ, quy tắc ứng xử của công chức; thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng văn minh, hiện đại. Tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và tổ chức xã hội trong việc thực hiện cải cách hành chính; khuyến khích người dân, tổ chức và doanh nghiệp tích cực sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích và giám sát các hoạt động thực thi công vụ, kết quả thực hiện của địa phương. UBND xã triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính

1. Cải cách thể chế

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy định về thủ tục hành chính, nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND xã trên địa bàn.

- Thường xuyên rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật hiện đang còn hiệu lực thuộc phạm vi quản lý, phát hiện những văn bản chồng chéo, hết hiệu lực để sửa đổi, bổ sung, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và bảo đảm tính khả thi cao.

- Tổ chức, triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực quản lý nhà nước, trọng tâm là chính sách về đất đai, xây dựng, y tế, giáo dục, Lao động thương binh và xã hội.

2. Cải cách thủ tục hành chính

- Thường xuyên rà soát các thủ tục hành chính đang triển khai áp dụng, trên cơ sở kết quả rà soát đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các thủ tục hành chính không phù hợp, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết để nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là các thủ tục hành chính liên quan đến người dân và doanh nghiệp.

- Tiếp tục thực hiện và nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

- Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính nhằm nâng cao chất lượng các quy định hành chính, nâng cao vai trò của cá nhân, tổ chức trong giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của cơ quan hành chính nhà nước

4. Cải cách chế độ công vụ

- Thực hiện đúng các quy định về sử dụng, đánh giá cán bộ công chức, và công tác quản lý cán bộ, công chức.

- Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo kế hoạch đào tạo, phân công 
5. Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; bảo đảm giúp các cơ quan nhà nước xử lý công việc nhanh, chính xác, giúp lãnh đạo nắm thông tin kịp thời, kiểm tra tiến độ thực hiện công việc.

- Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính.

6. Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công tác kiểm tra cải cách hành chính trong đó chú trọng việc phối hợp và sử dụng phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền để cán bộ, công chức, nghiêm túc thực hiện; tổ chức, công dân nắm được quy định để thực hiện và kiểm tra việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành, kỷ cương, kỷ luật của cán bộ, công chức, về cải cách hành chính trong cơ quan, đơn vị ; quan tâm chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức và phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức, để nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tụy phục vụ nhân dân.

7. Cải cách tài chính công:

Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế, tài chính đối với các cơ quan hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP; Nghị định số 117/2013/NĐ-CP.

Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về tài chính xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, thường xuyên rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với chi tiêu theo đúng quy định của Nhà nước; tổ chức kiếm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí.

Thực hiện quản lý, sử dụng tài sản công đúng quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và hướng dẫn của tỉnh.

Thực hiện có hiệu quả các chính sách thuế, thu nhập, tiền lương, tiền công, chính sách an sinh xã hội theo quy định của Chính phủ và Bộ ngành trung ương, gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng.  

 

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Cơ quan chủ quản: Xã Tân Thịnh - Nam Trực
Địa chỉ: xã Tân Thịnh - huyện Nam Trực- tỉnh Nam Định
Email: xatanthinh.ntc@namdinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang